Sai lầm khi nuôi dạy con các bố mẹ nên tránh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sai lầm khi nuôi dạy con các bố mẹ nên tránh
Không hề có bất kì giấy chứng nhận nào khi bạn làm cha mẹ. Dù bạn có bao nhiêu con hay các con đã lớn thì việc mắc sai lầm khi nuôi dạy con là điều không thể tránh khỏi.
Tuy vậy, có rất nhiều sai lầm mà bạn có thể dễ dàng phòng tránh. Và sau đây là 9 sai lầm rất có thể bạn đang mắc phải mà không hề biết.
1. Không nói về những định kiến xã hội
Để tránh việc con lớn lên có thành kiến và định kiến với xã hội, bạn đã không nói với chúng về sự bất bình đẳng giới tính và phân biệt chủng tộc. Liệu rằng khi bạn không chỉ ra sự khác biệt về màu da của các dân tộc, con sẽ hiểu rằng sự khác biệt đó là không quan trọng?
Trên thực tế, điều ngược lại có thể cũng đúng. Khi bạn không nhắc đến sự phân biệt chủng tộc, trẻ vẫn có thể tự đưa ra những đánh giá của riêng mình. Thay vì tránh nhắc tới các chủ đề đó, bạn hãy giải thích cho con hiểu đúng về chúng và giúp con hiểu được tầm quan trọng của sự bình đẳng.
2. Ca ngợi quá nhiều
Bạn có thể đã biết rằng việc “mua chuộc” con sẽ làm giảm động lực bên trong của trẻ. Ví dụ, một miếng dán ngộ nghĩnh có thể thuyết phục con đi ngủ tối nay nhưng nó sẽ không giúp con hiểu và đánh giá cao giá trị của một đêm ngon giấc.
Nhưng, bạn không biết rằng, những lời khen cũng có những ảnh hưởng tương tự. Những lời khen không cụ thể sẽ có tác hại giống như một vật “mua chuộc” và khiến trẻ chỉ muốn làm những việc giúp chúng có phần thưởng. Do đó, bạn nên đưa ra những lời khen cụ thể và chân thành. Ví dụ, thay vì khen những câu chung chung như “con đã làm rất tốt”, hãy đưa ra những lời nhận xét cụ thể hơn như: “Tối nay con đã đi ngủ rất ngoan”
3. Trì hoãn trao đổi về vấn đề tình dục và giới tính
Trao đổi với con về giới tính và tình dục là vấn đề luôn gây đau đầu cho các ông bố bà mẹ. Nhưng nếu bạn càng né tránh, vấn đề sẽ càng phức tạp. Nếu chính bạn cũng càng cảm thấy không thoải mái khi trao đổi, các con sẽ có vô vàn thắc mắc khi chúng lớn lên.
Do đó, thay vì nhồi nhét mọi thứ vào một cuộc nói chuyện ngắn, hãy dạy trẻ những kiến thức khoa học về tình dục, giới tính thông qua nhiều cuộc trò chuyện. Bắt đầu với những kiến thức cơ bản nhất với ngôn từ phù hợp với từng lứa tuổi. Khi bé đến tuổi mẫu giáo, bạn có thể dạy con tên của các bộ phận trên cơ thể với từ ngữ phù hợp.
Hãy giữ cho câu chuyện được kéo dài để bạn có cơ hội chia sẻ những kiến thức của mình với con.
4. Cách loại bỏ những cảm xúc tiêu cực
Khi con buồn, bạn thường có xu hướng làm bất cứ điều gì để chúng cảm thấy tốt hơn ở thời điểm đó. Nhưng đôi khi, chúng cần được trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực một cách toàn diện trước khi chúng có thể cảm thấy tốt hơn.
Không khuyến khích con trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực có thể khiến chúng cảm thấy mất giá trị. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm và khó điều tiết cảm xúc ở trẻ. Thay vì cố gắng giúp trẻ vui lên một cách nhanh chóng, hãy chỉ ra cho con hiểu cảm xúc mà chúng đang trải qua ngay cả khi đó là những cảm xúc tiêu cực.
5. Cách giải quyết những sai lầm
Khi con mắc sai lầm, bạn thường muốn “cứu nguy” cho con. Nhưng, nếu để con tự giải quyết, chúng sẽ học được cách tự xử lý và sửa sai.
Khi bạn vội vàng giúp trẻ, bạn có thể làm chúng mất đi sự tự tin. Ngay cả khi bạn quá háo hức trong việc đưa cho con (đang ở độ tuổi học mẫu giáo) một đôi giầy thể thao khi bé đang ở sân chơi có thể làm bé nghĩ rằng chúng không thể tự làm việc đó một mình. Với những trẻ lớn hơn, việc quá chăm con của bạn sẽ khiến bé ngại giao tiếp và có thái độ “không cần làm mà vẫn được hưởng”.
Do đó, hãy để trẻ mắc sai lầm và dạy con cách vượt qua các sai lầm đó.
6. Cách giải quyết mẫu thuẫn gia đình
Việc bố mẹ cãi nhau có thể khiến trẻ bị căng thẳng. Việc la hét và bạo lực là không thể chấp nhận được. Nhưng việc bạn cố tránh xung đột bằng “chiến tranh lạnh” có thể phá hủy cảm xúc và gia tăng bạo lực ở trẻ.
Thay vào đó, hãy tìm cách giải quyết xung đột gia đình, thậm chí là trước mặt trẻ, vì điều đó sẽ giúp chúng hiểu hơn về việc xử lý mẫu thuẫn.
7. Lập kế hoạch cho các hoạt động giáo dục
Rất nhiều các hoạt động ngoại khóa đã được bạn lên lịch cho trẻ ngay từ khi chúng còn nhỏ. Ví dụ như khi bé đang đi học mẫu giáo, bạn đã cho con đi học múa, học đàn piano, đá bóng… điều này có nhiều mặt lợi cũng như hại.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ có nhiều thời gian rảnh, chúng sẽ phát triển khả năng lãnh đạo tốt hơn. Đây là một kỹ năng giúp trẻ thiết lập mục tiêu và tự lên kế hoạch để đạt được chúng. Điều này có vai trò quan trọng giúp trẻ thành công trong tương lai. Do đó, việc cho trẻ chơi với các bạn sẽ tốt hơn việc đăng ký một lớp học múa. Vì vậy, thay vì lên lịch dày đặc cho các lớp học ngoại khóa, hãy để con có nhiều thời gian vui chơi tự do.
8. Xóa bỏ các quy tắc riêng của bạn
“Hãy làm như mẹ nói, làm theo mẹ” có thể tốt nhưng không cần thiết. Trẻ thường bắt chước hành động của người lớn mà không cần bạn phải dùng lời nói. Dù bạn có muốn hay không thì bọn trẻ cũng sẽ có xu hướng làm theo những gì bạn làm, hơn là những gì bạn nói. Do đó, hãy là một tấm gương tốt, làm những gì bạn nói, đặc biệt là khi có mặt bọn trẻ.
9. Sai lầm khi tin rằng bạn có quyền kiểm soát mọi thứ
Những tác động của bạn tới sự phát triển con là có giới hạn. Bạn có ảnh hưởng nhiều tới thành công của con tùy vào một số yếu tố như kinh nghiệm làm cha mẹ, việc đưa ra các lựa chọn và tính cách trẻ. Việc tin rằng cha mẹ là yếu tố quyết định cuộc sống của con cái là sai lầm lớn nhất cuộc đời bạn. Do đó, đôi khi, cách tốt nhất là bạn hãy để mọi việc diễn ra tự nhiên và hãy tin vào bản thân, tin vào con là đủ.
Tags: mam non, truong mam non
Tuy vậy, có rất nhiều sai lầm mà bạn có thể dễ dàng phòng tránh. Và sau đây là 9 sai lầm rất có thể bạn đang mắc phải mà không hề biết.
1. Không nói về những định kiến xã hội
Để tránh việc con lớn lên có thành kiến và định kiến với xã hội, bạn đã không nói với chúng về sự bất bình đẳng giới tính và phân biệt chủng tộc. Liệu rằng khi bạn không chỉ ra sự khác biệt về màu da của các dân tộc, con sẽ hiểu rằng sự khác biệt đó là không quan trọng?
Trên thực tế, điều ngược lại có thể cũng đúng. Khi bạn không nhắc đến sự phân biệt chủng tộc, trẻ vẫn có thể tự đưa ra những đánh giá của riêng mình. Thay vì tránh nhắc tới các chủ đề đó, bạn hãy giải thích cho con hiểu đúng về chúng và giúp con hiểu được tầm quan trọng của sự bình đẳng.
2. Ca ngợi quá nhiều
Bạn có thể đã biết rằng việc “mua chuộc” con sẽ làm giảm động lực bên trong của trẻ. Ví dụ, một miếng dán ngộ nghĩnh có thể thuyết phục con đi ngủ tối nay nhưng nó sẽ không giúp con hiểu và đánh giá cao giá trị của một đêm ngon giấc.
Nhưng, bạn không biết rằng, những lời khen cũng có những ảnh hưởng tương tự. Những lời khen không cụ thể sẽ có tác hại giống như một vật “mua chuộc” và khiến trẻ chỉ muốn làm những việc giúp chúng có phần thưởng. Do đó, bạn nên đưa ra những lời khen cụ thể và chân thành. Ví dụ, thay vì khen những câu chung chung như “con đã làm rất tốt”, hãy đưa ra những lời nhận xét cụ thể hơn như: “Tối nay con đã đi ngủ rất ngoan”
3. Trì hoãn trao đổi về vấn đề tình dục và giới tính
Trao đổi với con về giới tính và tình dục là vấn đề luôn gây đau đầu cho các ông bố bà mẹ. Nhưng nếu bạn càng né tránh, vấn đề sẽ càng phức tạp. Nếu chính bạn cũng càng cảm thấy không thoải mái khi trao đổi, các con sẽ có vô vàn thắc mắc khi chúng lớn lên.
Do đó, thay vì nhồi nhét mọi thứ vào một cuộc nói chuyện ngắn, hãy dạy trẻ những kiến thức khoa học về tình dục, giới tính thông qua nhiều cuộc trò chuyện. Bắt đầu với những kiến thức cơ bản nhất với ngôn từ phù hợp với từng lứa tuổi. Khi bé đến tuổi mẫu giáo, bạn có thể dạy con tên của các bộ phận trên cơ thể với từ ngữ phù hợp.
Hãy giữ cho câu chuyện được kéo dài để bạn có cơ hội chia sẻ những kiến thức của mình với con.
4. Cách loại bỏ những cảm xúc tiêu cực
Khi con buồn, bạn thường có xu hướng làm bất cứ điều gì để chúng cảm thấy tốt hơn ở thời điểm đó. Nhưng đôi khi, chúng cần được trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực một cách toàn diện trước khi chúng có thể cảm thấy tốt hơn.
Không khuyến khích con trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực có thể khiến chúng cảm thấy mất giá trị. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm và khó điều tiết cảm xúc ở trẻ. Thay vì cố gắng giúp trẻ vui lên một cách nhanh chóng, hãy chỉ ra cho con hiểu cảm xúc mà chúng đang trải qua ngay cả khi đó là những cảm xúc tiêu cực.
5. Cách giải quyết những sai lầm
Khi con mắc sai lầm, bạn thường muốn “cứu nguy” cho con. Nhưng, nếu để con tự giải quyết, chúng sẽ học được cách tự xử lý và sửa sai.
Khi bạn vội vàng giúp trẻ, bạn có thể làm chúng mất đi sự tự tin. Ngay cả khi bạn quá háo hức trong việc đưa cho con (đang ở độ tuổi học mẫu giáo) một đôi giầy thể thao khi bé đang ở sân chơi có thể làm bé nghĩ rằng chúng không thể tự làm việc đó một mình. Với những trẻ lớn hơn, việc quá chăm con của bạn sẽ khiến bé ngại giao tiếp và có thái độ “không cần làm mà vẫn được hưởng”.
Do đó, hãy để trẻ mắc sai lầm và dạy con cách vượt qua các sai lầm đó.
6. Cách giải quyết mẫu thuẫn gia đình
Việc bố mẹ cãi nhau có thể khiến trẻ bị căng thẳng. Việc la hét và bạo lực là không thể chấp nhận được. Nhưng việc bạn cố tránh xung đột bằng “chiến tranh lạnh” có thể phá hủy cảm xúc và gia tăng bạo lực ở trẻ.
Thay vào đó, hãy tìm cách giải quyết xung đột gia đình, thậm chí là trước mặt trẻ, vì điều đó sẽ giúp chúng hiểu hơn về việc xử lý mẫu thuẫn.
7. Lập kế hoạch cho các hoạt động giáo dục
Rất nhiều các hoạt động ngoại khóa đã được bạn lên lịch cho trẻ ngay từ khi chúng còn nhỏ. Ví dụ như khi bé đang đi học mẫu giáo, bạn đã cho con đi học múa, học đàn piano, đá bóng… điều này có nhiều mặt lợi cũng như hại.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ có nhiều thời gian rảnh, chúng sẽ phát triển khả năng lãnh đạo tốt hơn. Đây là một kỹ năng giúp trẻ thiết lập mục tiêu và tự lên kế hoạch để đạt được chúng. Điều này có vai trò quan trọng giúp trẻ thành công trong tương lai. Do đó, việc cho trẻ chơi với các bạn sẽ tốt hơn việc đăng ký một lớp học múa. Vì vậy, thay vì lên lịch dày đặc cho các lớp học ngoại khóa, hãy để con có nhiều thời gian vui chơi tự do.
8. Xóa bỏ các quy tắc riêng của bạn
“Hãy làm như mẹ nói, làm theo mẹ” có thể tốt nhưng không cần thiết. Trẻ thường bắt chước hành động của người lớn mà không cần bạn phải dùng lời nói. Dù bạn có muốn hay không thì bọn trẻ cũng sẽ có xu hướng làm theo những gì bạn làm, hơn là những gì bạn nói. Do đó, hãy là một tấm gương tốt, làm những gì bạn nói, đặc biệt là khi có mặt bọn trẻ.
9. Sai lầm khi tin rằng bạn có quyền kiểm soát mọi thứ
Những tác động của bạn tới sự phát triển con là có giới hạn. Bạn có ảnh hưởng nhiều tới thành công của con tùy vào một số yếu tố như kinh nghiệm làm cha mẹ, việc đưa ra các lựa chọn và tính cách trẻ. Việc tin rằng cha mẹ là yếu tố quyết định cuộc sống của con cái là sai lầm lớn nhất cuộc đời bạn. Do đó, đôi khi, cách tốt nhất là bạn hãy để mọi việc diễn ra tự nhiên và hãy tin vào bản thân, tin vào con là đủ.
Tags: mam non, truong mam non
thienthao0211- Tổng số bài gửi : 8
Join date : 05/09/2014
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết